Phương pháp điều trị

Đánh giá bài viết
5/5
Nội dung bài viết
13 / 100

Sỏi mật là gì?

Là tình trạng tích tụ sỏi trong túi mật, đường mật trong gan, đường mật ngoài gan

Biến chứng của sỏi mật là gì?

Sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Nhiễm trùng: vi khuẩn phát triển trong đường mật, xâm nhập vào nhu mô gan xung quanh hình thành ổ áp xe và có thể xâm nhập vào máu dẫn tới nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc mật, viêm túi mật cấp…
  • Viêm tụy cấp: Khi viên sỏi bít đoạn thấp ống mật chủ, dịch mật trào ngược vào ống tụy dẫn tới viêm tụy cấp.
  • Xơ gan mật: Đường mật viêm mạn tính, xơ dày, dẫn tới ứ mật, hủy hoại tế bào gan và xơ gan mật.
  • Ung thư đường mật: Do tình trạng viêm mạn tính, các tế bào thành đường mật có thể biến đổi thành ung thư.

Sỏi mật biểu hiện triệu chứng gì?

Tùy vị trí, kích thước, trạng thái bít tắc đường mật mà sỏi mật có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau:

  • Đau bụng khu trú (mạn sườn phải, thượng vị hoặc toàn bộ ổ bụng)
  • Sốt khi sỏi gây nhiễm trùng
  • Vàng da khi sỏi gây bít tắc đường mật
  • Gầy sút cân, chán ăn, rối loạn tiêu hóa…

Các phương pháp điều trị sỏi mật hiện nay?

Hiện nay các phương pháp điều trị sỏi mật chủ yếu gồm Điều trị Nội khoa, Can thiệp sỏi mật qua nội soi, Can thiệp sỏi mật qua da (Tán sỏi mật qua da bằng laser, điện thủy lực…), Phẫu thuật (cắt túi mật nội soi, Phẫu thuật nội soi và mở đường mật lấy sỏi).

Mỗi bệnh cảnh cần được thăm khám, hội chẩn bởi các bác sĩ chuyên khoa để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là cơ sở có đầy đủ nhất các chuyên khoa trên và là cơ sở áp dụng Tán sỏi mật qua da bằng laser đầu tiên tại Việt Nam.  

Tán sỏi mật qua da bằng laser là gì?

  • Đây là phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu. Bệnh nhân được tán sỏi trong và ngoài gan bằng laser qua một đường hầm nhỏ (4mm) và lấy sỏi ra ngoài bằng rọ.
  • Chỉ định cho các trường hợp sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ và một số ít các trường hợp có sỏi túi mật. Các trường hợp sỏi tái phát sau mổ rất thích hợp cho áp dụng phương pháp này.
  • Thời gian nằm viện khoảng 7-10 ngày.
  • Phương pháp Tán sỏi mật qua da là phương pháp an toàn với tỷ lệ thành công cao (>95%), tỷ lệ tai biến thấp (<2%).

Điều trị một số tổn thương phối hợp khác?

  • Đặt stent đường mật: Nếu có hẹp khít đường mật, ống mật chủ, miệng nối mật ruột.
  • Sinh thiết đường mật: Nếu nghi ngờ ung thư đường mật.
  • Dẫn lưu áp xe đường mật…

Theo dõi và điều trị sau tán sỏi qua da?

  • Sau tán sỏi bệnh nhân cần theo dõi thường xuyên định kỳ 6 tháng / lần (siêu âm).
  • Các trường hợp đặc biệt (xơ gan, tiểu đường, tim mạch…) cần khám theo hẹn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
  • Điều trị thuốc lợi mật nếu cần (theo đơn của bác sĩ).
  • Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập hít thở, đi bộ hoặc chạy bộ tối thiểu 30p/ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước >2l/ngày, ăn nhiều rau xanh, hạn chế dầu mỡ động vật. Không dùng rượu bia, các tác nhân có hại cho gan khác.

Screen Shot 2021 11 02 at 00.32.58
Tán sỏi mật qua da bằng laser
5 1 Đánh giá
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Đánh giá bài viết
5/5
Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan