Câu hỏi thường gặp

Sỏi túi mật có thể gặp ở bất kể ai, thông thường gặp ở người trung niên và cao niên người trẻ tuổi ít bị hơn. Phụ nữ có tỷ lệ mắc cao gấp 2-5 lần so với nam giới.

Những người sau đây thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc sỏi túi mật:

– Người béo, thừa cân: vì sỏi liên quan đến vấn đề thừa mỡ máu, đặc biệt là cholesterol cao trong máu.

– Người ít vận động, có lối sống tĩnh tại, uống ít nước, dẫn đến dịch mật lưu chuyển chậm, hình thành hiện tượng lắng đọng dịch mật thành bùn và thành sỏi

– Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen, phụ nữ sau có bầu. Nồng độ hóc môn nữ cao trong máu dẫn tới nguy cơ hình thành sỏi mật cao hơn so với bình thường. 

– Người có bệnh viêm gan B, C, bệnh đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng…

– Người có các biến thể giải phẫu của túi mật như túi mật hai ngăn, túi mật gấp khúc…

Cắt túi mật không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, con người có cơ chế thích nghi, việc thiếu túi mật không ảnh hưởng nhiều đến toàn trạng tuy nhiên cắt túi mật có thể dẫn đến một số rối loạn gây phiền toái cho người bệnh:

– Gây đau âm ỉ vùng phẫu thuật, có thể do hiện tượng hình thành các cấu trúc sẹo co kéo vùng phẫu thuật túi mật bên trong ổ bụng. 

– Gây rối loạn tiêu hoá, khoảng 35% số người sau cắt túi mật bị rối loạn tiêu hoá, dễ tiêu chảy, tuy nhiên hầu hết giảm hoặc hết sau 1 -2 năm do cơ chế tự thích nghi của cơ thể. Người bệnh sau cắt túi mật nên giảm các thức ăn chứa nhiều mỡ, khó tiêu, tăng cường ăn rau xanh và làm quen dần lại các thức ăn nhiều mỡ, đạm. 

– Do hiện dịch mật được đào thải liên tục xuống ruột nên cơ Oddi phải làm việc đóng mở liên tục, dẫn tới gây khó chịu cho người bệnh vùng bụng. 

– Một số rất hiếm (khoảng 1-2%) dịch mật được đào thải liên tục xuống ruột kể cả khi đói dẫn tới biến đổi niêm mạc đường ruột và có liên quan đến ung thư đường tiêu hoá. 

– Một số nghiên cứu cho thấy cắt túi mật và mắc sỏi đường mật chính không có mối liên quan với nhau. 

Hiện nay, phương pháp Tán sỏi mật qua da bằng laser Holmium là cách duy nhất có thể giúp người bệnh bảo tồn túi mật. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tạo đường hầm 3mm qua da vào túi mật, sau đó sử dụng laser để phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài để bảo tồn túi mật

Người dân cần tránh ăn các thức ăn có quá nhiều mỡ, hạn chế và phải rửa sạch trước khi sử dụng các thức ăn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng giun sán (như ăn gỏi sống…). Duy trì thói quen ăn đúng giờ để túi mật co bóp đúng chu kỳ và ăn nhiều rau xanh cũng rất quan trọng

Sỏi mật được chia thành nhiều loại theo vị trí, theo hình thái, theo thành phần và theo nguyên nhân.

  • Theo vị trí: có thể gặp sỏi trong túi mật, sỏi trong ống mật chủ hoặc sỏi trong gan. 
  • Theo kích thước: Có thể gặp các viên sỏi từ vài mm đến 5-7cm. 
  • Theo hình thái: Sỏi dạng viên, dạng đúc khuôn, dạng xác giun.
  • Theo nguyên nhân: Do rối loạn chuyển hoá, do xác giun, do đường mật hẹp…
  • Theo thành phần: sỏi Cholesterol, sỏi sắc tố mật, sỏi hỗn hợp. 

Giảm cân nhanh chóng làm tăng nguy cơ sỏi mật do gan đào thải quá mức Cholesterol ra mật, lượng acid mật không đủ để hoà tan Cholesterol dẫn tới hình thành sỏi mật. Những người giảm quá 1,36kg mỗi tuần dễ mắc sỏi mật hơn những người giảm cân chậm và ổn định. 

Giảm cân chậm và ổn định làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên giảm khoảng 0.2 – 1kg mỗi tuần. Trong chế độ ăn giảm cân, bạn cũng nên lựa chọn các thực phẩm làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật, chẳng hạn như:

– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như gạo lức, yến mạch và bánh mỳ.

– Ăn ít ngũ cốc tinh chế và đường

– Ăn các chất béo lành mạnh như dầu cá và dầu olive giúp làm rỗng túi mật thường xuyên.

– Uống nhiều nước và một số thuốc lợi mật.

– Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ sỏi mật. Bạn nên tập thể dục mức độ từ vừa đến nặng 5 giờ mỗi tuần, ưu tiên các bài tập bài tập sử dụng các bắp thịt lớn ở lưng, ngực và chân. Để duy trì giảm cân, bạn cần tập ít nhất 60 – 90 phút mỗi ngày.

Sỏi mật rất phổ biến. Khoảng 20% dân số sẽ phát triển sỏi mật trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên, chỉ có 20-30 phần trăm phát triển thành các triệu chứng.

Tuy nhiên nếu không kịp thời nguy hiểm sỏi mật có nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm sau:

– Tắc mật: dẫn tới mật ngấm ngược trở lại máu, gây vàng da, vàng mắt, tiểu sẫm màu, phân nhạt màu.

– Nhiễm khuẩn: Viêm túi mật, Viêm đường mật, thấm mật phúc mạc… Nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn tới hoại tử túi mật, viêm mủ đường mật, áp xe gan và nặng nhất và nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, tử vong do nhiễm trùng. 

– Xơ gan: Do tình trạng phá huỷ tế bào gan quá mức, dẫn tới tăng men gan, từ đó thúc đẩy quá trình tân tạo mô gan mới, nếu quá mức có thể dẫn tới gan xơ, viêm xơ đường mật và dẫn tới suy gan. Xơ gan ngược lại cũng là nguyên nhân hình thành sỏi mật mới. 

– Viêm tụy cấp: Khi sỏi kẹt ở đoạn thấp ống mật chủ, dịch mật trào ngược sang tuỵ dẫn tới kích thích quá trình viêm tuỵ. Biến chứng này rất nguy hiểm, gây phá huỷ tuỵ, các cơ quan lân cận và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng khác. 

– Ung thư đường mật: Các nghiên cứu cho thấy sỏi mật là nguyên nhân chính hình thành ung thư đường mật, do kích thích quá trình viêm, biến đổi niêm mạc đường mật dẫn tới phát triển các khối ung thư đường mật. Đây là loại ung thư rất ác tính, tiên lượng sống thấp và hầu như không đáp ứng với hoá chất, tia xạ, di căn nhanh. 

Kỹ thuật mổ sỏi mật đã được phát triển từ rất lâu, từ mổ mở, mổ nội soi, cắt – nối mật ruột, cắt gan, ghép gan. Mỗi kỹ thuật có những chỉ định khác nhau tuỳ  thuộc vào thể, giai đoạn bệnh và từng cá thể người bệnh. Tuy nhiên do xu thế điều trị ít xâm lấn, giúp người bệnh nhanh phục hồi, các phương pháp can thiệp như can thiệp qua da, qua nội soi tiêu hoá ngược dòng giúp nhiều bệnh nhân tránh được cuộc mổ.

Tán sỏi qua da bằng laser là phương pháp điều trị ít xâm lấn. Phương pháp này đã được áp dụng tại các trung tâm lớn trên thế giới và áp dụng ngày càng nhiều để điều trị sỏi thận, sỏi mật. 

Các bước tiến hành tán sỏi qua da:

  • Tạo cổng tiếp cận: Bác sĩ tạo một đường hầm đường kính 3mm qua da, qua nhu mô gan vào đường mật. 
  • Tán sỏi: Bác sĩ tiến hành nội soi đường mật, tiếp cận sỏi và sử dụng laser Holmium năng lượng cao để phá vỡ sỏi, lấy sỏi ra ngoài và bơm rửa đường mật
  • Tái tạo đường mật hẹp: Bác sĩ sử dụng các phương tiện như bóng nong, stent, laser bốc hơi… để làm rộng các chỗ hẹp đường mật
  • Dẫn lưu: Nhằm mục đích dẫn lưu hết dịch mật bẩn, máu, sỏi vụn ra ngoài. Sau đó ống dẫn lưu sẽ được rút khi người bệnh ổn định. 

Bệnh sỏi mật tương đối ít gặp ở trẻ em. Khi sỏi mật xảy ra ở độ tuổi này, đa số đều là sỏi sắc tố và các bé gái có ít nguy cơ hơn so với bé trai.

Những bệnh lý sau đây có thể làm tăng khả năng mắc sỏi mật ở trẻ em:

– Đã từng phẫu thuật ổ bụng

– Thiếu máu hồng cầu hình liềm: làm tăng nguy cơ hình thành sỏi sắc tố.

– Suy giảm hệ miễn dịch

– Được nuôi qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài: dẫn tới túi mật không có bóp, làm tăng nguy cơ sỏi mật. Lên tới 40% bệnh nhân nuôi ăn tĩnh mạch hình thành sỏi trong túi mật.

– Uống nhiều nước mỗi ngày.

– Ưu tiên những thức ăn dễ tiêu hóa và tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ.

– Tập luyện và vận động hàng ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số cây thuốc như:

– Kim tiền thảo: có tác dụng trị sỏi niệu quản và sỏi mật rất tốt.

– Artiso, nhân trần: có tác dụng lợi mật

Những việc làm trên chỉ góp phần làm giảm tình trạng ứ đọng sỏi và ngăn chặn viên sỏi phát triển to hơn, nó không có tác dụng điều trị cũng như làm tan hoặc bào mòn viên sỏi đã hình thành. Hơn nữa, việc chữa trị sỏi mật còn phải dựa vào kích thước viên sỏi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Do vậy, người bệnh phải đến thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và được chỉ định điều trị phù hợp, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể không mang lại hiệu quả mà còn gây chậm trễ, lỡ cơ hội điều trị dứt điểm. 

Với sỏi túi mật, nghiên cứu gần đây (2022) cho thấy tỷ lệ tái phát là khá thấp, khoảng 0,83% trong năm đầu, khoảng 8% trong 20 năm đầu. Những người <20 tuổi, tỷ lệ tái phát là 16,8% trong 5 năm đầu (do thường liên quan đến các yếu tố di truyền và bệnh máu)

Với sỏi trong gan, có đến 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau 3-5 năm điều trị. Nguyên nhân do đường mật bị phá huỷ dẫn tới mất tính trơn nhẵn, hẹp, gan xơ. Có thể nói sỏi đường mật chính là bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm.

Sự xuất hiện của những viên sỏi trong túi mật, ống mật chủ không rầm rộ (trừ sỏi gan) nên người bệnh thường không chú ý cho tới khi sỏi gây biến chứng. Nhưng, các bác sỹ dễ dàng chẩn đoán sỏi mật bằng siêu âm kết hợp với thăm khám. Một số trường hợp sỏi sắc tố, hoặc sỏi trong gan có thể cần đến các phương pháp chụp cản quang hoặc chụp cắt lớp.

Với những người đã từng mắc sỏi mật, có thể dễ dàng nhận diện sỏi tái phát thông qua các triệu chứng như:

– Đầy bụng, khó tiêu sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, sợ mùi thức ăn. Hay bị buồn nôn, lợm giọng. Đau tức hạ sườn phải, có thể kèm theo cảm giác khó chịu ở bụng dưới. Thường xuyên bị táo bón, hoặc tiêu chảy. 

– Sốt do tình trạng nhiễm trùng đường mật

– Vàng da và hay bị mẩn ngứa da

Để hạn chế tái phát sỏi mật, người bệnh cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh thông qua chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh kết hợp với dùng các sản hỗ trợ có khả năng ngăn chặn hình thành sỏi.

– Duy trì chế độ ăn giảm cholesterol và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

– Tập thể dục thường xuyên, đều đặn

Ở người già, có bệnh nền, nếu không thể phẫu thuật thì có thể điều trị bảo tồn bằng phương pháp tán sỏi mật qua da. 

BS. Nguyễn Thái Bình
BS. Phan Nhân Hiển
90413727 571851880095570 4324353122936815616 n e1603430520782

Gửi câu hỏi tư vấn