Sỏi đường mật trong gan

Đánh giá bài viết
5/5
Nội dung bài viết
10 / 100

1. Hiểu biết về sỏi đường mật và gan

Sỏi đường mật trong gan hay còn gọi là sỏi gan. đây là những viên sỏi (nhỏ, to hoặc bùn) có nhiều trong ống gan phải, ống gan trái, trong túi mật. Khoảng 90 % bệnh lý viêm đường mật là do sỏi.

Gan là một bộ phận cơ thể quan trọng với chức năng sản xuất mật để tiêu hóa chất béo, khử độc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể mẹ. Do đó, khi sỏi xuất hiện sẽ làm cho gan gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, áp xe gan, …

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan thường là sỏi sắc tố, với thành phần chính là bilirubin. Nguyên nhân làm phát sinh bệnh chủ yếu là do ký sinh trùng đường ruột chui lên đường mật, mang theo vi khuẩn làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin, kết hợp trứng và xác giun tạo thành nhân sỏi.

Ngoài ra, bệnh sỏi đường mật trong gan còn do một số nguyên nhân như rối loạn chức năng gan, xơ gan, viêm gan do thuốc, viêm gan siêu virus, viêm gan B,… làm cho các thành phần trong dịch mật rối loạn. Những người béo phì, lười vận động cũng có thể gặp phải căn bệnh này do giảm vận động đường mật.

3. Các biểu hiện của căn bệnh sỏi đường mật trong gan

Khác với sỏi túi mật hay sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan dễ làm xuất hiện triệu chứng hơn. Ở giai đoạn đầu, một số dấu hiệu mơ hồ mà người bệnh có thể nhận biết được như đầy hơi, chướng bụng, chậm tiêu sau ăn. Khi sỏi gây biến chứng, người bệnh có thể gặp phải một trong ba dấu hiệu điển hình, gọi là tam chứng Charco

  • Cơn đau quặn gan: Thường xuất hiện sau bữa ăn no, đau dữ dội và đột ngột, có thể lan ra vai phải, làm người bệnh khó khăn khi di chuyển, kéo dài từ 15 phút đến vài giờ và có tính chất chu kỳ.
  • Sốt cao: Người bệnh sốt cao, có thể rét run kèm theo vã mồ hôi.
  • Vàng da: Khi dịch mật bị ứ trệ tại gan, bilirubin (sắc tố mật có màu vàng) thấm vào máu làm da và củng mạc mắt có màu vàng.

4. Các biến chứng của bệnh sỏi đường mật trong gan

Sỏi đường mật trong gan sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho gan gây hại cho cơ thể hơn rất nhiều so với sỏi xuất hiện tại các vị trí khác trong cơ thể. Những biến chứng bệnh phổ biến là:

  • Xơ gan: khi gan bị viêm nhiễm, tổn thương mô gan hồi phục chậm sẽ dẫn tới xơ gan và suy giảm chức năng gan.
  • Viêm gan: dịch mật ứ đọng lâu ngày làm chi vi khuẩn tấn công vào gan, tạo nên các ổ mủ, dẫn tới áp xe gan, viêm gan.
  • Ung thư đường mật trong gan: tỷ lệ người mắc bệnh không nhiều nhưng đây là biến chứng nguy hiểm nhất, người bệnh phát hiện ung thư thường rất muộn nên khó cứu chữa.
  • Nhiễm trùng máu: biến chứng nguy kịch, nếu không xử lý nhanh sẽ dẫn tới mất mạng.

Sỏi đường mật trong gan là căn bệnh về gan khá nguy hiểm. Nắm bắt được thông tin sẽ giúp mọi người phòng bệnh và phát hiện bệnh nhanh chóng. Rất nhiều trường hợp được chữa khỏi hoàn toàn

5. Đặc điểm và phân loại sỏi mật

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, xảy ra khi có sự xuất hiện của các viên sỏi với nhiều màu sắc, kích thước khác nhau trong đường dẫn mật có liên quan đến sự bất thường của các thành phần trong dịch mật, đường mật bị nhiễm khuẩn hoặc ứ trệ dịch mật. Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở mọi nơi, nước phát triển và đang phát triển. Bệnh thường liên quan tới chế độ ăn uống, mức sống, sinh hoạt và tỉ lệ bệnh ở cả nam lẫn nữ với tỉ lệ xấp xỉ ngang nhau và hiếm ở trẻ em, người trẻ tuổi. Diễn biến bệnh phức tạp, có nhiều biến chứng nặng có thể gây đe dọa tính mạng như nhiễm trùng đường mật, viêm tụy cấp… nếu không được điều trị kịp thời.

a, Đặc điểm của sỏi mật

Ở Việt Nam, hay gặp sỏi đường mật hơn túi mật. Thường hay kết hợp giữa sỏi trong gan và sỏi ngoài gan. Thành phần hóa học chủ yếu của sỏi vẫn là sắc tố mật . Về đại thể, sỏi có màu nâu hoặc đen, bên trong màu vàng, mật độ mềm và dễ vỡ.

Số lượng sỏi thường kích thước khác nhau từ vài milimet đến vài centimet (3-4 cm).

Các sỏi trong gan có thể gồm từng đám sỏi hoặc đúc khuôn theo đường mật, khiến chức năng gan suy giảm, biến đổi hình thái gan và rất khó điều trị. Sỏi có thể ở một hoặc hai bên gan phải – trái hoặc phối hợp sỏi trong và ngoài gan, sỏi đường mật và sỏi túi mật.

b, Phân loại sỏi mật

Sỏi mật sinh ra do sự kết tụ của các thành phần khác nhau trong dịch mật và được phân loại dựa vào vị trí giải phẫu và thành phần hóa học của sỏi.

Theo vị trí giải phẫu, sỏi mật được chia thành: sỏi đường mật chính trong gan, sỏi ĐMCNG (sỏi ống gan chung và sỏi OMC), sỏi túi mật.

Dựa vào thành phần hóa học của sỏi, người ta chia ra làm 3 loại: sỏi cholesterol, sỏi sắc tố và sỏi hỗn hợp

Sỏi sắc tố còn thường được chia làm hai loại: 

– Sỏi sắc tố đen: chứa nhiều polyme của bilirubine, các muối vô cơ của calcium. Sỏi thường rắn, không đều, không có cấu trúc đặc biệt.

– Sỏi sắc tố nâu: chứa muối calcium bilirubinate, các muối acid béo của calcium. Sỏi thường mềm, đều, cấu trúc dạng các lớp tròn đồng tâm.

4 1 Đánh giá
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Đánh giá bài viết
5/5
Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan