Gallstone deseases

Đánh giá bài viết
5/5
Nội dung bài viết

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là những tinh thể cứng hình thành trong túi mật – cơ quan có hình dạng giống một quả lê nhỏ nằm ở bụng phải, ngay dưới gan. Túi mật giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn bằng cách lưu trữ và tiết dịch mật vào trong ruột non. Mật là một loại dịch tiêu hóa được tạo ra ở gan, có thành phần là muối mật và các chất khác giúp tiêu hóa chất béo có trong thức ăn.

Triệu chứng của sỏi mật

Hầu hết các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng, được gọi là “sỏi mật thầm lặng” và không cần phải điều trị. Trên thực tế, có những người sống đến cuối đời mà không gặp bất kỳ rắc rối nào từ bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, viên sỏi mật di chuyển và bị kẹt trong hệ thống ống dẫn mật. Điều này gây tắc nghẽn ở túi mật và ống mật, đôi khi gây viêm ở các cơ quan lân cận (gan và tụy).

Khi đó nó có thể làm phát sinh gây ra các triệu chứng sau:

– Đau dữ dội ở bụng trên bên phải. Cơn đau xuất hiện đột ngột và kéo dài từ 30 phút đến nhiều giờ

– Đau dưới vai phải hoặc xương bả vai

– Khó tiêu sau khi ăn các thực phẩm giàu chất béo hoặc protein, bao gồm các món tráng miệng và thức ăn chiên/xào

Nếu có các triệu chứng sau thì cần đi viện ngay lập tức:

Đau bụng kéo dài 5 tiếng, phân có màu đất sét, sốt hoặc ớn lạnh, buồn nôn và nôn, vàng da và tròng trắng mắt.

con dau quan mat
Các triệu chứng của bệnh sỏi mật

Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

Nguyên nhân gây sỏi túi mật (sỏi cholesterol)

Cholestrol không tan trong nước mà được hòa tan bởi các acid mật. Khi cholesterol tồn tại trong dịch mật quá bão hòa sẽ kết tụ lại, dẫn đến tạo thành sỏi túi mật.

Tình trạng cholesterol trong dịch mật quá bão hòa xảy ra khi:

– Chức năng gan bị suy giảm trong bệnh viêm gan, xơ gan, hay thừa cân, béo phì, ăn nhiều chất béo, khiến dịch mật có quá nhiều cholesterol.

– Cơ thể thiếu hụt enzyme cholesterol 7α hydroxylase (một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp acid mật), hoặc do acid mật bị cản trở hấp thu ở ruột trong hội chứng ruột kích thích khiến acid mật giảm.

Nguyên nhân tạo thành sỏi đường mật (sỏi sắc tố)

Sỏi sắc tố là dạng sỏi thường gặp ở ống dẫn mật chủ, đường dẫn mật trong gan. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giun sán, dụng cụ nội soi nếu không được vô trùng đúng cách sẽ mang vi khuẩn từ đường ruột lên đường mật. Từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn dịch mật. Các loại men của vi khuẩn giải phóng ra làm kết tủa sắc tố mật bilirubin tạo thành sỏi mật. Những người bị bệnh tan máu bẩm sinh, hồng cầu hình liềm càng có khả năng cao bị sỏi đường mật. Đó là do hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng bilirubin vào máu, bắt buộc cơ thể phải tăng đào thải chúng ra ngoài qua dịch mật, dễ hình thành sỏi.

Những ai có nguy cơ bị sỏi túi mật

Sỏi túi mật có thể gặp ở bất kể ai, người trẻ tuổi ít bị hơn. Những người sau đây thuộc nhóm có nguy cơ cao: – Người béo: vì sỏi liên quan đến vấn đề thừa cholesterol trong máu. – Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen. – Người có bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.

Các biến chứng của sỏi túi mật

– Viêm túi mật cấp do sỏi kẹt ở cổ hoặc ống túi mật cần phải điều trị phẫu thuật cấp cứu.

– Viêm đường mật do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ làm tắc nghẽn đường mật dẫn đến viêm đường mật. Đây là biến chứng nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi cấp cứu.

– Viêm tụy cấp do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ và kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ làm tắc nghẽn cả ống mật và ống tụy. Đây là biến chứng rất nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi kịp thời.

– Ung thư túi mật liên quan với sỏi túi mật to (trên 25 mm), sỏi kèm với polyp túi mật, túi mật sứ. Bệnh diễn tiến âm thầm, thường chẩn đoán trễ.

0 0 Các đánh giá
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Đánh giá bài viết
5/5
Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan