Không phải mổ, bác sĩ “gắp” dị vật từ bụng bệnh nhân

Đánh giá bài viết
5/5
Nội dung bài viết
15 / 100

Không cần phải mổ bằng phương pháp mới, các bác sĩ bệnh viện Đại học Y Hà Nội lấy dị vật dài 5cm nằm trong ổ bụng cho chàng trai 31 tuổi.

amjcaserep 22 e929731 g001
Kíp mổ thực hiện “gắp” dị vật từ trong ổ bụng nam bệnh nhân
Xem thêm (tác giả: Nguyễn Thái Bình)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7916744/

Bệnh nhân nam 31 tuổi, ở Ninh Bình, đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với biểu hiện đau bụng ở vùng hố chậu bên phải. Trước đó anh có đi khám, siêu âm, chụp cắt lớp phát hiện có hình ảnh ổ áp xe tại vị trí này do dị vật.

Là người trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, TS.BS Nguyễn Thái Bình, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường gì khác ngoài đau bụng, không sốt, đã có tiền sử mổ ruột thừa hơn 8 năm trước. Kết quả chụp chiếu phát hiện dị vật vị trí cạnh đại tràng phải. Có thể dị vật đã xuyên qua đại tràng và nằm tại vị trí này.

Theo BS Bình, bình thường với các trường hợp dị vật trong ổ bụng, bác sĩ sẽ phải mổ để tìm dị vật. Tuy nhiên, với bệnh nhân này các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật nội soi đường hầm nhỏ (PCNL) để lấy dị vật với sự trợ giúp của hệ thống máy siêu âm và nội soi ống cứng hiện đại.

Ông cho biết, đây là lần đầu tiên chúng tôi lấy dị vật ra bằng kỹ thuật này.

“Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến để lấy sỏi mật và sỏi thận qua da tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội nên chúng tôi nghĩ lấy dị vật cũng có thể khả thi. Nếu làm được điều này sẽ rất tốt cho các bệnh nhân vì các dị vật nhỏ nằm sâu trong bụng mổ thường rất khó lấy ra”, BS Bình chia sẻ.

Sau khi nghiên cữu kỹ đường tiếp cận và hội chẩn các chuyên khoa, các bác sĩ BV Đại học Y đã quyết định áp dụng phương pháp mới gắp dị vật cho bệnh nhân.

Sau khi gây tê tại chỗ, dưới hướng dẫn siêu âm và nội soi, các bác sĩ đã tiếp cận và gắp dị vật ra hoàn toàn. Phương pháp này đòi hỏi tính chính xác cao, nhưng khá dễ dàng, giúp cho bệnh nhân tránh một cuộc mổ. Một ngày sau khi được can thiệp bệnh nhân đã có thể đi lại bình thường, sau 3 ngày ra viện.

Đây là một trường hợp dị vật khá đặc biệt. Dị vật được lấy ra là một mảnh gỗ khá dài, khoảng 5 cm, đã bị gãy thành hai mảnh. Bệnh nhân cũng không biết chính xác vì sao lại có mảnh gỗ này trong ổ bụng. Anh cho biết trước đó hai tuần mình có ăn kem, sau đó thì thấy bụng tăng dần.

“Đây có thể là mảnh tăm gỗ hoặc mảnh que kem do bệnh nhân vô tình nuốt phải, chọc thủng từ đại tràng ra”, BS Bình cho biết.

 “Có thể áp dụng kỹ thuật này để lấy dị vật ở các vị trí khác (mảnh xương cá) nằm sâu trong ổ bụng sau đó điều trị ổ áp xe bằng phương pháp dẫn lưu”, BS nói. Được biết TS. BS Nguyễn Thái Bình cũng là người phát triển thành công kỹ thuật Tán sỏi mật qua da bằng laser điều trị cho nhiều bệnh nhân tại miền Bắc.

N. Huyền

0 0 Các đánh giá
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Đánh giá bài viết
5/5
Chia sẻ bài viết:

Tin liên quan

BS. Nguyễn Thái Bình
BS. Phan Nhân Hiển

Gửi câu hỏi tư vấn